Mâu thuẫn, xích mích là những vấn đề quen thuộc có thể xảy ra ở bất cứ công ty, doanh nghiệp nào. Việc xảy ra mâu thuẫn có 2 mặt, vừa là chất xúc tác giúp công việc làm ăn kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, nhưng nếu mâu thuẫn lâu dài và nghiêm trọng thì nó có thể trở thành nguyên nhân khiến doanh nghiệp đi xuống và tan vỡ. Vậy trong doanh nghiệp có những loại mâu thuẫn nào và cách giải quyết ra sao và tổ chức team building sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết những mâu thuẫn này như thế nào ?
Contents
Các loại mâu thuẫn trong doanh nghiệp
Trong mỗi doanh nghiệp sẽ được chia ra thành các cấp bậc và các phòng ban chức năng khác nhau. Ở bài này, mình sẽ chia các loại mâu thuẫn trong doanh nghiệp từ chính việc chia cấp bậc và phòng ban.
Xem thêm:
-
Mâu thuẫn giữa các lãnh đạo cấp cao
Chúng ta thường nói đùa rằng “đấy là việc của các sếp”, thế nhưng có rất nhiều công ty phải tan vỡ, chia rẽ hay tách đôi, tách ba chính bởi “việc của các sếp” đó. Từ việc không thống nhất ý kiến, không đồng quan điểm mà những lãnh đạo cấp cao xảy ra mâu thuẫn. Một vài lần có thể không sao, nhưng lâu dần, mỗi người có quan điểm quản lý, phát triển công ty theo hướng khác nhau, dẫn đến chia rẽ.
-
Mâu thuẫn giữa các lãnh đạo cấp dưới
Không giống như dạng mâu thuẫn trên, những lãnh đạo cấp dưới ít khi gặp vấn đề về bất đồng quan điểm mà họ gặp áp lực từ phía trên ép xuống nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc ganh đua để được thăng tiến khiến cho mỗi người luôn có tâm lý không hài lòng với người kia. Dạng mâu thuẫn này khá phổ biến. Đây là cách thôi thúc tinh thần phấn đầu cho các nhân viên nhưng cũng là con dao 2 lưỡi khiến không khí công ty luôn căng thẳng.
-
Mâu thuẫn giữa nhân viên với lãnh đạo
Những nhà lãnh đạo, quản trị hoàn hảo là không bao giờ khiến cho nhân viên phàn nàn về mình. Tuy nhiên không thể làm hài lòng tất cả mọi người, đôi lúc, quan điểm bất đồng giữa lãnh đạo và nhân viên, lãnh đạo cho rằng mình luôn đúng dẫn đến áp đặt, nhân viên không đồng tình và phản đối lãnh đạo là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn.
Đây có thể coi là một dạng mâu thuẫn nên có để các doanh nghiệp đề cao được tính dân chủ, đề cao ý kiến cá nhân cũng như là động lực cho các nhân viên nỗ lực. Tuy nhiên, nếu không được giải quyết kịp thời tìm ra cách giải quyết chung thì sẽ khiến không khí công ty thêm nặng nề, ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của nhân viên dẫn đến hiệu quả công việc đi xuống.
-
Mâu thuẫn giữa các nhân viên trong cùng bộ phận
Đây là dạng mâu thuẫn phổ biến nhất của các doanh nghiệp, mâu thuẫn bất đồng xảy ra từ chính nhân viên trong cùng hệ thống, cùng phòng ban. Mâu thuẫn này có thể bắt nguồn từ sự đố kỵ trong công việc và lương thưởng, hoặc có thể từ chính cách quản lý của lãnh đạo, cách đối xử bất công trong công việc hay từ chính sự bất đồng quan điểm trong làm việc.
-
Mâu thuẫn giữa các phòng ban
Mâu thuẫn giữa các phòng ban thường ít khi xảy ra hơn, bởi mỗi phòng có một chức năng riêng. Tuy nhiên, khi cùng làm việc trong một môi trường cũng không tránh khỏi những va chạm. Việc các phòng ban gây ra mâu thuẫn sẽ khiến doanh nghiệp bị chia rẽ, mất đoàn kết.
3 cách giải quyết mâu thuẫn trong doanh nghiệp
Một số cách giải quyết mâu thuẫn mà các doanh nghiệp thường áp dụng như bình tĩnh nói chuyện với nhau, nhờ cấp trên giải quyết, tự thảo hiệp với nhau,…đều là những cách hiệu quả nhưng đó chỉ là cách giải quyết tạm thời, có thể giải quyết được những xích mích trước mắt nhưng sau những tình huống tương tự vẫn có thể mắc lại. Đó không phải là cách giait quyết hay. Dưới đây mình sẽ chỉ ra 3 cách giải quyết mâu thuẫn mang hiệu quả lâu dài và bền vững mà các doanh nghiệp có thể áp dụng:
-
Tổ chức nhiều buổi nói chuyện
Nhiều doanh nghiệp mải mê với những dự án, những dealine mà quên mất việc chăm lo đời sống tinh thần của nhân viên. Việc nhân viên nghĩ gì về công ty, có những vấn đề gì trong công việc, những áp lực, bức xúc gặp phải cũng rất cần được quan tâm.
Vào mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi quý, các phòng hoặc cả công ty (đối với công ty nhỏ) nên có những buổi nói chuyện chia sẻ với nhau và đóng góp ý kiến để cùng hoàn thiện bản thân và thấu hiểu hơn về đồng nghiệp của mình.
Những buổi nói chuyện này, doanh nghiệp có thể tổ chức một số trò chơi tập thể nhỏ, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống, hạn chế tối đa việc nhắc đến công việc
-
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp sẽ là chất kết dính các thành viên trong một tập thể, các thành viên sẽ có cách cư sử theo nguyên tắc văn hóa chung của công ty. Làm việc trong một môi trường doanh nghiệp có văn hóa, các thành viên sẽ có xu hướng giải quyết công việc bình tĩnh, hòa nhã hơn và luôn hướng tới hình ảnh của công ty. Từ đó mâu thuẫn sẽ được hạn chế hơn.
Là những nhà lãnh đạo, bạn cần có chiến lược xây dựng văn hóa công ty luôn song song với chiến lược phát triển kinh doanh công ty, đây chính là cách thức giúp hạn chế và giải quyết mâu thuẫn lâu dài và hiệu quả nhất mà doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng.
-
Tạo môi trường hoạt động tập thể
Môi trường hoạt động tập thể chính là môi trường rất tốt để các thành viên công ty cùng hoạt động vui chơi, là điều kiện để hóa giải những mâu thuẫn, thấu hiểu đồng đội. Điền hình một số hoạt động tập thể như: tổ chức team building, tổ chức Family day, Sport day, cắm trại, trò chơi tập thể,…
Những hoạt động này là cơ hội rất tốt để các thành viên gắn kết với nhau, rèn luyện những kỹ năng quan trọng cho công việc và cuộc sống, trong đó có kỹ năng giao tiếp ứng xử, học cách giữ bình tĩnh, thấu hiểu đồng đội, kỹ năng teamwork phối hợp làm việc,… Từ đó giúp hạn chế mâu thuẫn thường ngày.
Trên đây là 3 cách giải quyết mâu thuẫn được áp dụng nhiều nhất và cũng đem lại hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Áp dụng những cách trên để tạo điều kiện cho doanh nghiệp bạn ngày một phát triển và phát triển bền vững nhé.